Lưu ý khi nuôi chó Alaska trong mùa hè nóng nực

Mùa hè là nỗi ám ảnh của các bé Alaska, nếu bạn không trang bị đủ kiến thức cho mình cũng như chủ động làm mát cho bé Alaska nhà bạn thì chúng rất dễ bị sốc nhiệt, sinh bệnh và tử vong.


1. Cạo lông cho chó Alaska khi vào hè


Chó Alaska vốn có bộ lông dày, vô cùng đẹp mắt khi bạn nhìn thấy hình ảnh các em ấy ở Châu Âu, Châu Mỹ,... Nhưng tại Việt Nam, đây lại là một điều vô cùng phiền toái khi đặc trưng khí hậu ở nước ta là nóng ẩm. Khi mùa hè sang, việc các bé khoác trên mình bộ lông "dày cộm" cũng chính là kẻ thù sẽ gây hại cho các bé.
Bạn có thể cân nhắc việc dọn sạch "bộ đồ vía" trên người các bé có cần thiết hay không, vì nếu nhà bạn có điều hòa và luôn giữ được nhiệt độ xung quanh bé dưới 30 độ C thì quả là tuyệt vời. Trong trường hợp nhà bạn không có điều hòa cũng như bạn không thể chủ động giảm tác động từ không khí xung quanh thì hãy nghĩ đến việc dọn sạch lông trên người các bé để đảm bảo an toàn cho các bé Alaska trong mùa hè nhé.

2. Giữ nhiệt độ luôn dưới 30 độ C và trên 20 độ C


Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến các bé Alaska dễ bị sốc nhiệt, đặc biệt là các bé dưới 6 tháng tuổi. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến các bé Alaska tử vong. Bạn nên đảm bảo nhiệt độ xung quanh bé không nóng lên hoặc lạnh quá một cách đột ngột. Trong trường hợp bạn không có điều kiện lắp điều hòa hãy xem xét đến việc cạo lông cho bé và tránh cho bé ra ngoài trời nắng hoặc những khu vực có nhiệt độ cao.

3. Cung cấp nước liên tục


Đây không chỉ là tiêu chí quan trọng cho chó Alaska vào mùa hè mà vốn dĩ bình thường bạn đã nên để sẵn nước sạch cho bé cung cấp khi cần thiết. Khác với con người, chó không có tuyến mồ hôi mà chủ yếu giải nhiệt qua lưỡi nên việc cấp nước sạch liên tục cho bé Alaska vào hè là tối quan trọng.

4. Kiểm tra các bé thường xuyên


Dù bạn đã chắc chắn với các tính toán dự phòng của mình thì việc kiểm tra các bé thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn và đảm bảo xử lí kiệp thời khi các bé có biểu hiện lạ. Dù sao ai cũng không biết được liệu chuyện gì sẽ xảy ra cả.
Hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay khi bé có các biểu hiện:
+ Thở hổn hển cực độ, yếu ớt, chuyển dộng ì ạch, chậm chạp
+ Lưỡi có màu đỏ tươi hoặc nở rộng
+ Phản ứng chậm, hoặc thậm chí không có phản ứng.
Đến đây bạn sẽ nhận ra một điều cần lưu ý cân nặng của các bé. Nếu các bé bị béo phì, quá số kí thì bình thường các bé cũng sẽ chuyển động ì ạch, lười vận động, phản ứng chậm... đến khi các bé sốc nhiệt hoặc lâm bệnh bạn sẽ khó có thể nhận ra đó là dấu hiệu bệnh. Tại Việt Nam chúng ta thường thích nuôi các bé cún có cân nặng qua khổ đơn giản chỉ vì trông "cute" nhưng lại vô tình làm hại đến các bé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến